Chiến sử Không quân Quốc gia Khmer

Tham chiến 1971-1973

Ngày 7 tháng 10 năm 1972, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam một lần nữa lại tung thêm lực lượng đặc công thực hiện đòn tấn công bí mật vào Phnôm Pênh, gồm khoảng 103 người thuộc Trung đoàn đặc công 367 Quân đội Nhân dân Việt Nam đột kích vào Bộ Tư lệnh Thiết kỵ Lục quân Quốc gia Khmer đóng tại sân vận động Olympic ở vùng ngoại ô phía bắc thủ đô Campuchia, nơi đặt bãi đậu xe thiết giáp trong nhà.[14][15][16][17] Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thậm chí đã chiếm được bảy chiếc xe thiếp giáp bộ binh M-113 APC và lái chúng ra ngoài xếp thành đội hình tiến vào các đường phố của thủ đô, khiến dân chúng hoảng loạn cực độ. Bị bất ngờ lúc đầu, Quân đội Campuchia đã phải mất vài giờ để ổn định tình hình, lập lại trật tự và yêu cầu không yểm khẩn cấp. Không quân Quốc gia Khmer đáp lại bằng cách điều hai chiếc gunship AC-47 tới yểm trợ bộ binh bằng hỏa lực đã thành công trong việc vô hiệu hóa các chiếc M-113 APC, chặn đứng nhóm quân đối phương trước khi họ có thể tiến tới trung tâm thành phố, tại đây hai bên xảy ra một trận đụng độ dữ dội khiến 83 lính đặc công Việt Nam thiệt mạng, không rõ tổn thất của quân Campuchia[18][19]

Không quân Quốc gia Khmer đã thực hiện trót lọt một phi vụ oanh tạc lớn vào tháng 3 năm 1974, khi một phi đội 10 máy bay ném bom T-28 do máy bay chỉ điểm điều không tiền phương (FAC) Cessna O-1D Bird Dog dẫn đường đánh phá điểm trung chuyển Dambe của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc địa phận Kratie, nơi khoảng 250 xe tải tiếp tế chất đầy đạn dược được dấu trong một đồn điền gần đó. Sau khi các viên phi công Không lực Quốc gia Khmer lái chiếc T-28 đã thả hàng loạt bom 110 kg (250 lb) xuống khu đồn điền, chúng đột nhiên gây kích động một phản ứng nổ dây chuyền - dựa trên việc phân tích các tấm hình do thám trên không sau cuộc tấn công, không quân Khmer tuyên bố ít nhất 125 xe tải bị phá hủy, được xem là một kỷ lục trong chiến tranh Việt Nam.[20][21]

Bất ổn 1973-1974

Ngày 17 tháng 3 năm 1973, viên phi công Không lực Quốc gia Khmer ủng hộ Sihanouk bất mãn chính phủ cộng hòa là Đại úy không quân So Patra, đã tự mình lái chiếc máy bay chiến đấu thả bom T-28D bay vào khu trung tâm thủ đô Phnôm Pênh và bất chợt bổ nhào xuống ném bom Dinh Tổng thống tại quận Chamkarmon. Tổng cộng vụ đánh bom đã khiến 43 người thiệt mạng và 35 người bị thương, sau đó viên phi công này đã bay tới trốn tại đảo Hải Nam thuộc vùng biển Đông.[22][23]

Ngày 19 Tháng 11 năm 1973, Dinh Tổng thống lại bị oanh tạc một lần nữa bởi viên phi công bất đồng chính kiến là Trung úy không quân Pich Lim Khun, người sau đó đã lái chiếc T-28D bỏ trốn sang địa phận tỉnh Kratie do Khmer Đỏ kiểm soát.[20][24] Hậu quả của vụ không kích lần này khiến cho Tổng thống Lon Nol phải tiến hành đợt thanh trừng những thành phần Không lực Quốc gia Khmer bị xem là không trung thành hoặc thân cộng sản.

Ngày 14 tháng 4 năm 1974, lại xảy ra một vụ việc tương tự, một viên phi công đào ngũ là Khiev Yos Savath đã cố gắng tiến hành một vụ không kích nhằm ám sát Tổng thống Cộng hòa Khmer. Sáng hôm đó, máy bay chiến đấu thả bom T-28D do kẻ đào ngũ lái đã ném bốn quả bom 110 kg (250 lb) xuống trụ sở Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Quốc gia Khmer (EMG). Chốc lát nó đã hạ cánh khoảng 60 feet (19 mét) từ nơi mà Trung tướng Sak Sutsakhan đang chủ trì một cuộc họp nội các. Mặc dù các quan chức kịp thời thoát ra ngoài, thế nhưng loạt bom đã cướp đi mạng sống của bảy người và khiến nhiều người khác bị thương, gây chấn động dư luận trong và ngoài nước một thời gian dài.[25]

Suy vong 1974-1975

Chỉ vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến mà Không quân Quốc gia Khmer cuối cùng cũng vượt quá tất cả các thành tích trước đó. Tận dụng tối đa ưu thế trên không của mình, Không lực Quốc gia Khmer sử dụng tất cả các khung máy bay có giới hạn khác nhau, từ máy bay chiến đấu thả bom T-28D, trực thăng vũ trang UH-1G, gunship AC-47D và AU-24A cùng máy bay huấn luyện phản lực T-37B được chuyển đổi sang vai trò cường kích, và ngay cả máy bay vận tải C-123K cũng chuyển thành máy bay ném bom hạng nặng ứng biến – tung ra một số phi vụ chiến đấu chưa từng có nhằm chống lại các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung quanh Phnôm Pênh. Hoạt động chống lại lưới lửa phòng không tương đối yếu của đối phương, viên phi công T-28 người Campuchia đã bay hơn 1.800 phi vụ vào ban ngày trong khoảng thời gian hai tháng một mình trong khi AU-24 và C-123 lại thực hiện các phi vụ ném bom vào ban đêm chống lại các vị trí tên lửa 107mm mà đối phương cố thủ ở phía bắc thủ đô.[26]

Bên cạnh các phi vụ chiến đấu, Không quân Quốc gia Khmer cũng tham gia trong các nỗ lực sơ tán vào phút cuối. Ngày 12 tháng 4 năm 1975, mấy chiếc T-28 và UH-1 còn tiến hành yểm trợ cuộc di tản của Đại sứ quán Mỹ trong chiến dịch Eagle Pull. Bộ Tư lệnh Không quân Quốc gia Khmer còn giữ lại bảy chiếc trực thăng vận tải UH-1H dự phòng tại một sân bay trực thăng ứng biến gắn trên các căn cứ của Sân vận động quốc gia ở Phnôm Pênh tại khu liên hợp thể thao Cércle Sportif, sẵn sàng sơ tán các thành viên chủ chốt của chính phủ.[27] Tuy nhiên, ba trong số bảy chiếc trực thăng đã bị bỏ lại do trục trặc kỹ thuật khi đợt di tản cuối cùng diễn ra vào buổi sáng ngày 17 tháng 4.[28] Một trong số các nhóm quan chức cấp cao di tản lên bốn chiếc trực thăng còn lại bay đến Kompong Thom chính là Tư lệnh không quân Quốc gia Khmer Ea Chhong.[29]

Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của họ, Không quân Quốc gia Khmer quá căng thẳng một mình khó mà ngăn chặn sự thất bại của quân đội Campuchia và đẩy lui làn sóng tiến công của lực lượng Khmer Đỏ. Ngày 16 tháng 4, những chiếc T-28 Không lực Quốc gia Khmer xuất kích chiến đấu lần cuối cùng bằng cách ném bom Trung tâm kiểm soát Không quân và nhà chứa máy bay tại Pochentong để tránh rơi vào tay các đơn vị quân nổi dậy. Sau khi dùng hết hầu như toàn bộ đồ quân nhu dự phòng, 97 máy bay[26][29] bao gồm 50 T-28D, 13 UH-1H, 12 O-1D, 10 C-123K, 7 AC-47D, 3 AU-24A, 9 C-47 và T-41D –sẽ lần lượt do các phi hành đoàn bay ra khỏi các khu căn cứ không quân Pochentong, Battambang, Kompong Cham, Kompong Thom, Kompong Chnang và Ream (với một số nhỏ người tị nạn dân sự trên khoang) ẩn náu an toàn ở nước láng giềng Thái Lan.[10]

Toán nhân viên Không quân Quốc gia Khmer còn lại ở Campuchia bao gồm các kỹ thuật viên mặt đất, một số phi công, và những phi công phục vụ trong Tiểu đoàn an ninh Không quân không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng, hầu hết trong số họ đều bị Khmer Đỏ xử tử. Tuy nhiên, các báo cáo sau đó đã xác nhận rằng chỉ vài cựu phi công có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật thoát khỏi số phận này bằng cách trưng dụng vào Không quân của chế độ Khmer Đỏ để bay và duy trì những máy bay còn bỏ lại phía sau do Pháp và Mỹ chế tạo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không quân Quốc gia Khmer http://www.khmerairforce.com/ http://www.mail-archive.com/camdisc@googlegroups.c... http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfet... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2390505... http://www.aeroflight.co.uk/waf/aa-eastasia/cambod... http://www.aeroflight.co.uk/waf/aa-eastasia/cambod... https://web.archive.org/web/20070221083105/http://... https://web.archive.org/web/20070221083124/http://...